Phân khu chức năng trong thiết kế cảnh quan công viên

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc thù sinh hoạt, quy mô và tính chất của mỗi công viên mà có thể phân chia thành các khu vực khác nhau. Nhưng nhìn chung, cảnh quan công viên phải đảm bảo môi trường, thuận tiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi hoặc giải trí, văn hóa, nghệ thuật. Một công viên đầy đủ chức năng sẽ bao gồm các khu vực sau:

Không gian cảnh quan công viên

Đây là khu vực chiếm tỉ lệ lớn nhất trong mỗi công viên. Việc nghiên cứu các giải pháp tổ chức thiết kế cảnh quan là rất quan trọng. Đây sẽ không chỉ là nơi tham quan trong không gian phạm vi công viên mà còn phải tính đến tầm nhìn, cảnh quan khu vực. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành cảnh quan trong cả đô thị.

Giao thông trong thiết kế công viên

Giao thông trong công viên là đường đi, khu vực di chuyển. Bên trong công viên sẽ có những loại hình chính gồm:

– Đường trục chính: là đường kết nối từ cổng đến các khu chức năng chính của công viên. Hoặc là đường kết nối các khu chức chính với nhau.

– Đường liên tục: phải đi qua tất các các không gian của công viên mà không đứt đoạn. Tuyến đường này phải nối liên hoặc tiếp cận đến trung tâm của từng khu chức năng.

– Đường trục phụ, đường khu vực: có hình dáng và cách bố trí phụ thuộc vào từng khu vực. Dạng đường này thường hạn chế cắt qua đường trục chính hoặc đường liên tục. Đây có thể là tuyến mà người ta dùng để đi dạo và khám phá từng khu vực.

– Đường phục vụ (không bắt buộc) và có thể kết hợp với những dạng đường trên. Mục đích là phục vụ dẫn đến một khu chức năng đặc thù nào đó (ăn uống, dịch vụ, WC).

– Bãi đỗ xe: tùy theo quy mô diện tích, nhu cầu và lưu lượng người đến với công viên mà mới tính toán để bố trí bãi đỗ xe. Thông thường bãi đỗ xe được bố trí gần phía khu vực cổng và nằm cách xa khu vực trung tâm của công viên.

Khu vui chơi, tập luyện

Cần có giao thông tiếp cân thuận lợi để dễ dàng tiếp cận. Khu vực này là nơi diễn ra các hoạt động mang tính chất vận động, vui chơi và thể dục thể thao. Người ta có thể lựa chọn đưa vào các loại hình thiết bị tập luyện và vui chơi cho trẻ em khác nhau. Tất cả nhằm mục đích đáp ứng được tối đa nhu cầu của các lứa tuổi.

Ngoài ra, nơi đây có thể kết hợp bố trí các vườn cảnh đẹp, đa dạng các loại cây. Khi đó, vừa tạo được cảnh quan sân vườn bắt mắt, vừa góp phần giáo dục lứa tuổi nhỏ tìm hiểu thêm về các loại thực vật trong tự nhiên.

Khu nghỉ tĩnh

Nơi đây có thể bố trí tách biệt hẳn với những khu chức nắng khác nhưng phải được nối liền thông qua tuyến đường liên tục. Có thể bố trí chòi nghỉ hoặc công trình kiến trúc nhưng phải được cấp phép và phù hợp với cảnh quan chung. Mục đích chính là cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mang sự yên bình.

Các loại hình có thể bố trí là: bàn trà, ghế nghỉ, khu vực đọc sách…. Hoặc cũng có thể lá nơi bình thơ, giao lưu động vật cảnh, non bộ, thậm chí là câu cá.

Khu phục vụ

Giữ chức năng chính là quản lý và điều hành công viên. Khu vực này có thể kết hợp thêm các loại hình dịch vụ giải khát, nhà vệ sinh để phục vụ du khách.

Ngoài việc phân khu chức năng, khi thiết kế công viên cần thâm khảo một số thông số sau:

– Công trình kiến trúc được xây dựng chiếm tỉ lệ ≤ 5% tổng diện tích đất công viên
– Diện tích dành cho giao thông chiếm từ 15~20%
– Tỉ lệ cây xanh, mặt nước đạt tối thiểu 70% diện tích toàn công viên.
– Nếu có hồ nước thì diện tích hồ nước chỉ nên ≤ 30% tổng diện tích.