Trang bị 3 điều cần thiết, trao bé cơ hội thành công ở tương lai

Có nhiều nguyên nhân quyết định sự thành công của một đứa trẻ sau này. Ngoài việc phát triển trí tuệ thì bài học nhân cách, lối sống là nguyên do chính đưa trẻ đến tương lai tương sáng. Giáo dục tốt nhân cách cho trẻ là hành trang tốt nhất bố mẹ có thể tặng trẻ vào đời.

Học ăn cơm

Từ thủa bé thơ, chúng ta thường nghe ông bà, cha mẹ dạy “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, hoặc “học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Có thể bạn đang thắc mắc: “Ăn” mà cũng phải học sao?

Đúng vậy, chỉ cần thông qua tiểu tiết vô cùng nhỏ bé thậm chí là không đáng kể trong sinh hoạt hằng ngày như ăn cơm, chúng ta có thể nhận biết được thói quen, tính cách và sự dạy dỗ của một đứa trẻ, một con người.

Một đứa trẻ có được giáo dục tốt hay không, chỉ cần qua một bữa cơm là có thể phán đoán; một người bạn có trở thành tri kỷ hay không, chỉ cần qua vài mâm cơm là có thể hiểu rõ; cặp vợ chồng có hạnh phúc hay không, chỉ cần nhìn vào gian bếp là có thể đoán được tới bảy, tám phần.

Bởi vậy, ăn cơm dù chỉ là chuyện nhỏ, nhưng trong đó bao gồm cả sự giáo dưỡng, cũng là việc mà trẻ cần được học.

Con trẻ bị mắng là “không có giáo dục” đa phần do cách thể hiện trên bàn ăn. Ví như việc bé trên bàn ăn có 3 món trẻ thích, trẻ tự nhiên vơ tay kéo đĩa hết về phần mình như một dạng độc chiếm.

Trên thực tế, đây là sự vô tư ở trẻ, nhưng cũng là thiếu sót của phụ huynh trong cách giáo dục con cái. Nếu trẻ nhà bạn đang có tật này, đó chính là khởi đầu của việc thiếu ý thức.

Đôi khi, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình chỉ đáp ứng đủ “dinh dưỡng” mà quên rằng “giáo dưỡng” cũng là bài học đầu đời cho con. Lễ nghi trên bàn ăn chỉ là một khía cạnh nhỏ, nhưng đó chính là bước đầu tiên để giáo dục con cái thành người.

Trong bữa cơm gia đình, món đầu tiên bạn gắp là cho ai? Và theo bạn, câu trả lời này có quan trọng không, có ảnh hưởng tới tính cách con trẻ không?

Trong bữa cơm gia đình, phần ngon nhất thường được nhường cho bé như một chuyện tất yếu. Đồng ý rằng bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết cho trẻ, nhưng làm thế nào để trẻ biết ơn vì được nhận phần ăn đó là điều cần thiết.

Cần dạy cho bé hiểu và cảm kích những gì mà bạn dành cho chúng? Hiểu được rằng đó là cách bố mẹ thể hiện tình thương với bé. Để bé hiểu được việc này, không chỉ tình cảm gia đình được thắt chặt, mà còn hình thành cho trẻ ý thức gia đình, lòng hiếu kính với cha mẹ.

Chịu khổ

Rất nhiều sinh viên bước vào đại học với tâm trạng hồi hộp và lo lắng, bởi mọi sinh hoạt hằng ngày đều bị đảo lộn, phải sống xa gia đình, phải tự làm những việc mà trước đây chẳng bao giờ động tay hay để ý. Đó là vì ngày thường các cháu không làm gì cả. Đây phải chăng là một hệ quả của câu nói: “Chỉ cần con chăm chỉ học hành, không cần lo những việc bên ngoài?”

Đôi khi, chúng ta đang tự để mình vướng vào những sai lầm và rắc rối của tình yêu thương: Vì quá yêu con nên không nỡ để con làm việc nhà, cũng vì quá yêu con mà không muốn để con phải chịu dù chỉ một chút khổ. Để rồi cuối cùng, chúng ta đã đào tạo ra “những đứa trẻ 30 tuổi” sống dựa dẫm vào cha mẹ.

2

Nhưng có một thực tế là, nếu cha mẹ không để con chịu khổ, thì thế giới tương lai sẽ làm chúng càng khổ hơn.

Nếu cha mẹ không để con chịu khổ và tự lập, thì thế giới tương lai sẽ làm chúng càng khổ hơn.

Chịu thiệt

Mọi người thường nói “chịu thiệt là phúc”. Chịu thiệt không phải là nhu nhược, bởi đó là hai việc hoàn toàn khác nhau.

“Chịu thiệt” mà chúng ta muốn con cái học, kỳ thực, chính là bao dung đối với sai lầm của người khác, là biết buông bỏ lợi ích trước mắt để sống cởi mở và rộng lượng hơn.

Có đôi khi, việc nhỏ không thể nhẫn nhịn sẽ làm hỏng việc lớn; không chịu được cái thiệt nhỏ sẽ phải chịu cái thiệt lớn.

“Chịu thiệt” theo hướng tích cực chính là bao dung đối với sai lầm của người khác…

Con chị bạn tôi năm nay học lớp 10. Vì cậu bé khá cao và thị lực cũng tương đối tốt nên cô giáo chủ nhiệm sắp xếp cho cậu bé ngồi cuối lớp. Chị bạn tôi không chấp nhận điều đó nên đã tới trường gặp cô giáo chủ nhiệm để đưa ra ý kiến về việc này. Chị cho rằng con mình ngồi bàn cuối sẽ không nhìn lên bảng được, cũng không nghe được lời cô giảng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới thành tích học tập của cháu. Những lời nói của chị ít nhiều cũng ảnh hưởng tới cậu bé, khiến cậu cho rằng cô giáo đối xử bất công với mình.

Cuối cùng, vì chị tỏ ra quá gay gắt, bất đắc dĩ cô giáo chủ nhiệm phải chuyển cậu bé lên bàn trên. Tuy nhiên, thành tích của cậu bé trong kỳ học đó lại kém hơn trước rất nhiều.

Tranh giành để con được ngồi lên bàn đầu, không phải “chịu thiệt nhỏ”, nhưng đã vô tình để lại ấn tượng xấu trong lòng giáo viên chủ nhiệm, cũng ảnh hưởng tới tâm lý của con cái. Vậy, tranh giành như vậy có đáng hay không?

Tóm lại, qua những bài học trên bàn ăn, cha mẹ không những cho con một cơ thể khỏe mạnh, mà qua đó còn rèn luyện tính cách và ý thức cho con.

Để con chịu khổ một cách thích hợp, để con có thể tự gánh chịu phần vất vả thuộc về bản mình không những giúp con bồi dưỡng khả năng độc lập, mà còn dạy con biết cảm thông với nỗi vất vả của mẹ cha.

Để con học cách chịu thiệt không những có thể mở rộng tấm lòng của con, mà đôi khi còn giúp con bồi đắp thêm ý chí và nghị lực sau này.