Trẻ em ngày nay thường thích chơi đồ chơi công nghệ hơn là đồ chơi vận động, bố mẹ đều biết điều này hoàn toàn không tốt. Đối với các bé có xu hướng thụ động càng phải đặc biệt lưu ý. Do đó, bạn cần khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để có thể phát triển toàn diện.
Vậy làm thế nào để lôi kéo sự chú ý của bé đến các trò chơi vận động?
Các bí quyết giúp bé năng vận động hơn dành cho trẻ thụ động
-
Trước hết, bạn hãy làm gương cho bé bằng cách tập thể dục hàng ngày và luôn dành thời gian để chơi với bé.
-
Lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của gia đình. Cả gia đình có thể đi bơi, đạp xe hoặc đi bộ cùng nhau. Như vậy, bạn vừa xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ, vừa tạo thêm nhiều thời gian vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình.
-
Hãy luôn động viên và ủng hộ bé khi bé gặp khó khăn lúc vận động.
-
Khuyến khích bé chơi ngoài trời và luôn khen ngợi khi bé làm vậy
-
Khuyến khích bé tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao hay các lớp ngoại khóa ngoài trời.
Với bé trên 4 tuổi, hãy để bé giúp các công việc hàng ngày trong gia đình như làm vườn, rửa bát hay lau nhà. Việc nhà không chỉ giúp bé ham vận động mà còn dạy bé về kỹ năng xã hội. Khi giúp mẹ làm việc, bé có cảm giác mình là người quan trọng, là một thành viên hữu ích khiến cha mẹ vui lòng.
Với trẻ đã bắt đầu đi học tiểu học, bạn có thể cho bé tập đi xe đạp đến trường thay vì đưa đón bé mỗi ngày. Nếu không yên tâm cho an toàn của bé, bạn có thể liên lạc với các phụ huynh khác trong lớp cho trẻ đi học theo nhóm , vừa giúp bé vận động mỗi ngày lại vừa giúp bé dễ hòa nhập với bạn bè.
Giới hạn thời gian xem TV và chơi máy tính của bé. Cố gắng hạn chế tổng thời gian ngồi trước màn hình của trẻ không quá 1-2 giờ mỗi ngày. Đừng quên bạn là hình mẫu cho con, vì vậy bạn phải làm gương cho trẻ bằng cách giới hạn thời gian ngồi trước màn hình của mình.
Một cách khác cũng giúp bé chăm vận động hơn chính là tạo cho bé không gian vui chơi, vận động lành mạnh. Các trò chơi vận động trẻ em đòi hỏi sức vận động cao như: ngựa bập bênh nhựa, cầu trượt xích đu, đu quay, nhà bóng,…hứa hẹn sẽ hút bé ngay từ ánh nhìn đầu tiên từ màu sắc cho tới kiểu dáng. Tùy vào nhu cầu, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bố mẹ có thể chọn mua trực tiếp đồ chơi trẻ em hoặc đưa bé đến các khu vui chơi ngoài trời để tăng khả năng vận động.
Nhà bóng, xe đạp, dụng cụ thể dục
Nhà bóng, xe đạp, các dụng cụ thể dục (cầu thăng bằng, cầu lông,…) đều là những món quà tuyệt vời thúc đẩy các hoạt động thể thao và cơ hội chơi ngoài trời của bé. Không những vậy các nhóm đồ chơi này còn được dễ dàng tìm mua với giá cả phù hợp mà mọi bố mẹ có điều kiện kinh tế ổn định đều có thể sắm cho trẻ. Không như các loại đồ chơi cồng kềnh khác, xe đạp hay dụng cụ thể dục có thể được bé tái sử dụng nhiều lần, hầu như có thể chơi mỗi ngày, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cần thiết của bé.
Cầu trượt xích đu, ngựa bập bênh nhựa
So với xe đạp, cầu thăng bằng, hầm chui trẻ em thì cầu trượt xích đu, ngựa bập bênh nhựa tỏ ra là món đồ chơi vận động có thể khiến mọi bé thích thú hơn cả. Đây có thể là món đồ chơi đến cả bé thụ động cũng phải “nhấc mông hành động”. Bố mẹ có thể đưa bé đến các khu vui chơi ngoài trời, công cộng để bé được thỏa thích chơi với chúng. Đối với những gia đình có điều kiện hơn, muốn mua cầu trượt xích đu, bập bênh ngựa nhựa cho bé thì cũng đừng quá lo về mặt kích cỡ. Cả cầu trượt xích đu và ngựa bập bênh nhựa đều có size mini phù hợp với không gian gia đình cho bố mẹ lựa chọn.
Một số lưu ý khi cho bé vận động
-
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên cần ít nhất 60 phút tập thể dục mỗi ngày. Điều này không có nghĩa là trẻ phải tập liền một lúc trong vòng 60 phút. Việc tập luyện có thể được thực hiện trong suốt cả ngày bằng cách chia ra làm nhiều đợt ngắn.
-
Trẻ thường rất hiếu động và khó kiểm soát được những hàng động của mình, vì thế khi trẻ chơi thể thao thường rất dễ bị chấn thương. Cha mẹ nên quan sát tình hình sức khỏe của con em mình để có những bài tập thể dục sao cho phù hợp. Đối với những trẻ có bệnh về tim mạch, sức khỏe yếu thì nên có những bài tập riêng.
-
Cha mẹ đừng quên lựa chọn chế độ dinh dưỡng tương xứng với mức vận động của trẻ. Mức dinh dưỡng quá cao sẽ gây ra béo phì. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng ít không đủ để đảm bảo cho các hoạt động học tập, thể thao diễn ra thường xuyên của trẻ.