Thiếu đồ chơi trẻ em, bé ở trường xem ti vi thay vì học hỏi

Đồ chơi trẻ em, đồ chơi cầu trượt, đồ chơi vận động, đồ chơi thông minh,…là các dạng đồ chơi cơ bản nhà trẻ cần có để hỗ trợ phát triển hệ vận động, trí tuệ của bé. Tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau, nhiều nhà trẻ trên cả nước hiện nay vẫn diễn ra thực trạng bé không có đồ chơi phải xem phim để “bù lấp”.

Ở bậc học mầm non, việc phát triển thể chất, trí tuệ cho trẻ chủ yếu thông qua các trò chơi, trong đó đồ chơi là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn diễn ra nhiều câu chuyện dở khóc dở cười về đồ chơi trẻ em tại các trường mầm mon.

Búp bê bị… “sốt xuất huyết”! Tại trường MN Sơn Ca 1, Q.12, TP.HCM lúc chúng tôi đến, mấy bé gái đang chuyền tay, ôm ấp một con búp bê cáu bẩn, đã xỉn màu. Một bé nhìn xong, chuyển sang cho bạn rồi nói: búp bê bị sốt xuất huyết, không chơi nữa. Cô giáo phụ trách ngậm ngùi: búp bê làm từ nhựa tái chế nên màu xấu, khiến bé hiểu nhầm.

1

Trẻ không có nhiều lựa chọn ngoài việc xem hoạt hình

Trường Sơn Ca 1 là nơi học tập, vui chơi của hơn 300 bé, nhưng đồ chơi tối thiểu lại không có. Trong các lớp chỉ có vài tấm tranh dán ở cửa, ngoài sân là hơn chục quả bóng nhựa cũ, méo mó. Thiếu đồ chơi, cô giáo phải bật truyền hình để các cháu xem cho… đỡ buồn. Đây cũng là cách mà nhiều trường tại Q.Gò Vấp, Q.12, Q.4… đang áp dụng. Cầu trượt xích đu đặt trên nền gạch khiến trẻ dễ gặp nguy hiểm.

“Trong chương trình, có bài học bé tập trồng cây và quan sát sự phát triển của cây. Thế nhưng, do không có kinh phí mua cây, cũng chẳng có không gian để các bé thực hành, nên chúng tôi đành “chữa cháy” bằng cách cho các cháu gieo hạt đậu xanh vào lon cát rồi quan sát” - cô Nguyễn Thị Kim Vân - Hiệu trưởng trường MN Hoa Lư cho biết.

Cũng theo cô Vân, chương trình môn vẽ yêu cầu các cháu vẽ lên giấy nhưng thiếu giấy, nên phải cho các cháu vẽ trên nền xi măng ngoài sân và cũng chỉ vẽ bằng phấn trắng, vì dùng phấn màu rất tốn kém. Trường có 400 cháu nhưng chỉ vỏn vẹn 30 cuốn truyện tranh. Là trường ở trung tâm TP, nhưng lượng đồ chơi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của trẻ và phải sử dụng những đồ chơi được sản xuất từ nhựa tái chế, nếu không có sự ủng hộ của phụ huynh. Cô Vân giải thích, số tiền thu 50.000đ/năm đối với hệ nhà trẻ và 100.000/năm với bậc mẫu giáo (quy định mua đồ dùng học tập và đồ chơi) chỉ đủ để mua viết chì, bút sáp, đất nặn, màu nước, còn đồ chơi, hầu như phải xin từ nơi khác. Những đồ chơi giúp phát triển trí tuệ như lego thì trường không thể mua được. Bước vào trường MN Nguyễn Tất Thành, Q.4, phụ huynh và các bé dễ bị thu hút bởi hồ bơi mini, sân chơi cát, nhà liên hoàn… Nhưng theo cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Hiệu trưởng trường, “chỉ một số ít trò chơi được đặt trên nền an toàn như vậy, số nhiều vẫn để trên nền gạch”.

2

Trẻ thụ động khi tiếp xúc với máy vi tính

Việc phát triển thể chất cho trẻ đều thông qua đồ chơi vận động ngoài trời như: cầu trượt xích đu, nhà trượt liên hoàn, bập bênh,…yêu cầu tiên quyết những đồ chơi trẻ em này phải được đặt trên nền cỏ hoặc nền cát. Thế nhưng, nhiều trường lại bỏ qua yếu tố an toàn này, đặt cầu trượt xích đu,… trên nền xi măng, nền gạch cứng, rất nguy hiểm cho trẻ.

Đồ chơi là vật thiêng liêng với trẻ, trẻ sẽ sống thực sự với nó. Không những chạm vào đồ vật, mà trẻ còn cho lên miệng, đưa vào mắt, nếu đồ chơi độc hại thì rất nguy hiểm. Nếu cháu đóng vai bác sĩ mà không có ống nghe, dụng cụ thì buộc phải dùng tay. Lớn lên, bé sẽ nghĩ, bệnh nào cũng… dùng tay được. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.

Trẻ chơi mãi một món đồ thì chán, không còn say mê, thì sáng tạo là điều không thể. Với trẻ em, cái khó chỉ bó cái khôn chứ không “ló khôn” được. Hơn nữa, cho trẻ xem tivi thay vì chơi đồ chơi là phản khoa học, “đứa trẻ đến trường chỉ biết ngồi một chỗ xem tivi sẽ tạo ra tâm lý thụ động, ù lì”. Khắc phục tình trạng thiếu đồ chơi trẻ em tại các trường mầm non, đề xuất luật từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, việc tự ý thức tạo nên môi trường học tập vui chơi lành mạnh cho bé ở các trường mầm non cũng là cách hiệu quả.