Thái độ xấu của trẻ có thể do 4 sai lầm này từ bố mẹ

Giáo dục con cái chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nhiều bố mẹ vẫn mãi lao đao tìm cách làm thế nào để dạy con thật tốt. Bố mẹ cũng thường đặt dấu chấm hỏi tại sao con nhà người ta ngoan thế? Bé nhà mình dạy mãi vẫn hỏng là hỏng. Bố mẹ biết không có thể thái độ không tốt của bé hôm nay 1 phần có thể bắt nguồn từ sai lầm của bố mẹ.

Con cái hư đốn một phần cũng là do trách nhiệm dạy dỗ của cha mẹ, đứa bé lọt lòng thì người đầu tiên nó hưởng hơi ấm là từ mẹ từ ba. Dưới đây là 4 nguyên nhân cơ bản cha mẹ thường hay mắc phải và dẫn đến việc bé hư hỏng, khó bảo sau này

Không có tính tự lập, phụ thuộc vào ý kiến của người khác

Không khó để nhận thấy là trong cách dạy con ngày nay, sự khen ngơi, thừa nhận thành quả của trẻ đúng lúc có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng lòng tự tin cho trẻ. Nhưng lý thuyết là như vậy nhưng trong thực tế, nhiều phụ huynh vì muốn con được sống một cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng nên bên cạnh việc bao bọc, còn luôn sẵn sàng khen ngợi con mình trong bất kỳ trường hợp nào. Cách giáo dục như vậy dần dần sẽ khiến trẻ thiếu ý thức tự giác, đánh mất lòng tự tin và quá chú trọng vào đánh giá của người khác, làm việc gì cũng không có chủ ý mà chỉ mong được khen, nếu bị chê là từ chối không chịu làm.

Tương tự như vậy, phê bình, mắng mỏ, chỉ trích quá nhiều làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ không nhìn ra năng lực của mình.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng con cái trở lên hư đốn, các chuyên gia tâm lý khuyên bạn hãy học cách làm “bố mẹ thông minh”, nhận ra được điểm mạnh điểm yếu của con, khen ngợi đúng lúc và chê trách ở mức độ vừa phải, quan trọng là giúp con có cơ hội sửa chữa và rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm.

Ương bướng, cứng đầu

Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, chưa đủ kinh nghiệm để suy xét và phán đoán như một người trưởng thành nên có rất nhiều việc trong cuộc sống, chúng không thể hiểu rõ ngọn ngành và đưa ra quyết định đúng đắn được. Trong những trường hợp đó,con trẻ cần tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của cha mẹ.

Nhưng nếu gia đình bạn sống trong bầu không khí quá dân chủ thì rất dễ xảy ra tình trạng trẻ không nghe lời, cứng đầu, luôn làm theo ý riêng của mình. Các chuyên gia tâm lý và giáo dục trẻ em cho rằng, đối với trẻ lớn, đã có nhận thức xã hội và phát triển tư duy ở một mức nhất địnhh thì có thể phân tích đúng sai và để trẻ tự quyết định theo đúng tinh thần dân chủ. Nhưng với trẻ nhỏ thì tốt nhất vẫn nên duy trì chế độ “độc tài” để trẻ có thói quen nghe lời, hạn chế tính cách bướng bỉnh, khó bảo hình thành từ bé.

1

Bố mẹ nên dạy bé nói cảm ơn nếu được giúp đỡ

Nói như vậy không có nghĩa rằng bố mẹ sẽ độc đoán với trẻ. Cân bằng giữa 2 bên, suy xét rõ điều gì nên và không nên áp dụng tính tự chủ chính là cách giáo dục hợp lí nhất. Trong việc này, sự kiên trì của bố mẹ là điều cần thiết.

Không chịu sửa lỗi

Không chịu sửa lỗi là thói quen không tốt thường gặp ở trẻ ở Việt Nam. Với những đứa bé là con duy nhất hoặc con đầu lòng thường dễ mắc phải thói quen không tốt này. Bố mẹ thường nuông chiều bé, nhiều bậc phụ huynh còn góp phần vào việc tạo thói quen xấu này cho bé bằng cách “bênh” con, cháu mình rằng nó không hề sai, vì nó còn nhỏ không hiểu chuyện,…

Khi trẻ hư, không nghe lời hoặc phạm lỗi gì đó, bên cạnh việc giảng giải cho trẻ nghe làm như vậy là không tốt, không ngoan thì dù yêu con đến mấy, tốt nhất bố mẹ cũng phải đưa ra hình phạt tương ứng với lỗi của trẻ. Nếu lỗi nhẹ thì có thể là khoanh tay xin lỗi hoặc không cho chơi đồ chơi trong thời gian nhất định. Nếu lỗi nặng thì có thể bị tét mông hoặc đánh vào tay vài cái,việc đó sẽ giúp bố mẹ dạy dỗ đc con cái không trở thành con cái hư đốn.

2

Thưởng phạt nghiêm minh dạy cho bé thói quen tốt để làm điều đúng đắn

Hãy để trẻ ngay từ nhỏ đã hiểu rằng làm sai sẽ phải chịu phạt, từ đó mỗi khi làm điều gì không đúng cũng phải dè chừng.

Không vâng lời người lớn

Xuất phát từ quan niệm và thói quen mà nhiều đôi vợ chồng không tránh khỏi có lúc phải tranh cãi về cách dạy con. Điển hình nhất là khi mẹ đang mắng con thì bố bênh, cho đó là lỗi rất nhẹ hoặc ngược lại, thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn vô ý tranh cãi về cách dạy con ngay trước mặt trẻ. Điều này là tối kỵ trong giáo dục con cái. Đơn giản vì khi thấy bố mẹ bất đồng quan điểm, trẻ sẽ rất bối rối, không biết nghe theo ai và cảm thấy không an toàn. Từ đó, trẻ sẽ luôn ở trong tư thế “phòng thủ”, không vâng lời và nhiều khi nghe lời hoặc bố hoặc mẹ, từ đó trở thành thói quen xấu khó sửa cho bé sau khi trưởng thành.

Giáo dục con thật tốt bắt nguồn từ tính cách chính là nền móng vững chắc, bệ phóng cho bé sau này. “Có tài mà không có đức là người vô dụng” là nhận định luôn đúng. Trau dồi về kiến thức có thể là công cuộc không bao giờ muộn, học suốt đời nhưng tính cách, nhận thức lại không thể. Bố mẹ chỉ có vài năm đầu đời để hình thành, giáo dục tính cách tốt cho trẻ. Một khi thói quen xấu đã hình thành thì rất khó thay đổi.