Không ít các ông bố bà mẹ không tiếc đầu tư tiền bạc và sức lực để con được khỏe mạnh cả về thể lực và trí lực, thế nhưng họ lại lơ là việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Cha mẹ thường không nhận ra chính bầu không khí trong gia đình đang có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của trẻ như thế nào. Để bé được phát triển tốt cả tâm, trí, thể, mỹ thì các bậc phụ huynh hãy dành thời gian lắng nghe tâm sự của con trẻ nhé.
Không thấu hiểu con
Trong gia đình, các bé luôn cho rằng cha mẹ không phải là người hiểu con nhất bởi lúc nào cha mẹ cũng cho rằng con còn bé và chúng chưa hiểu chuyện. Như vậy, các bé sẽ không bao giờ dám nói ra những suy nghĩ thực sự của mình. Mỗi khi con có chuyện muốn nói, bậc cha mẹ thường hay gạt đi, không nghe hoặc có nghe thì cũng chỉ đánh giá bằng sự chủ quan của người lớn mà thôi. Mỗi việc con làm dù đúng hay sai nhưng chỉ cần không vừa ý thì cha mẹ lại mắng con. Thế nhưng chẳng ai hỏi con xem vì sao trẻ làm như vậy và lý do là gì. Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ càng ngày càng thấy mất lòng tin vào cha mẹ và tự nó sẽ tách biệt ra, không còn gần gũi với các thành viên khác trong gia đình nữa.
Thiên vị
Cha mẹ thiên vị khiến cho một số đứa trẻ từ nhỏ đã phải sống trong ánh mắt thiên lệch của bố mẹ, chúng có những đãi ngộ về tiền tiêu vặt, đồ chơi trẻ em, quần áo, được đi chơi không giống nhau,…Chính điều này sẽ tạo ra bóng tối trong sự trưởng thành của trẻ. Bố mẹ thiên vị sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe tâm lý của các con, từ đó dẫn đến những lệch lạc hành vi từ khi trẻ còn nhỏ, thanh thiếu niên thậm chí là cho đến lúc trưởng thành.
Thất tín
Thất tín cũng có nghĩa là mất đi uy tín, khi cha mẹ nói không giữ lời, họ không những mất đi uy tín của mình trong mắt trẻ mà còn bất lợi cho sự trưởng thành của con cái. Những đứa trẻ là người vẫn chưa hình thành quan niệm về thủ tín sẽ cảm thấy một người nói chuyện có thể không cần chịu trách nhiệm, đồng ý rồi cũng có thể không làm, trẻ sẽ rất dễ nuôi dưỡng thành thói quen xấu như khinh suất, không giữ lời. Khi lớn lên, chính thói quen thất tín này sẽ khiến trẻ mất đi rất nhiều bạn bè cũng như cơ hội. Những điều trẻ con thường không thích ở bố mẹ
Xem nhẹ ưu điểm của trẻ
Điều này thường bắt nguồn từ tâm lý mong con hóa rồng của các bậc cha mẹ. Thế nhưng ai cũng có ưu điểm và cả khuyết điểm. Ngày ngày bố mẹ sống chung với trẻ nên những gì nhìn thấy gần như chỉ có khuyết điểm của chúng mà bỏ qua những ưu điểm. Do đó bố mẹ thường đem điểm yếu của con mình so sánh với sở trưởng của những đứa trẻ khác.
Như vậy, bạn vốn muốn cho con thấy tấm gương tốt nhưng thật sự lại đem đến tổn thương cực lớn cho con trẻ. Nên nhớ mỗi đứa trẻ đều có sở trường và ưu điểm của mình. Dù tư chất của trẻ có khác nhau, việc học hành có nhanh có chậm, vấn đề thành tích cũng có cao có thấp nhưng để có thể phán đoán tốt xấu ở một đứa trẻ không chỉ quyết định ở phương diện này thôi.
Không nhẫn nại trả lời câu hỏi của trẻ
Trẻ đang trong lứa tuổi lòng hiếu kỳ rất mạnh, dù bộ não nhỏ bé luôn có rất nhiều câu hỏi tại sao. Có nhiều người chê trẻ phiền và trả lời qua loa rồi thôi. Dù là trẻ còn rất nhỏ nhưng chúng có thể cảm nhận được thái độ của bố mẹ, một vài lời lạnh nhạt của bố mẹ khiến trẻ nghĩ rằng mình không nên hỏi hoặc không nên hỏi những vấn đề này, lâu dần khiến trẻ mất đi lòng tin về năng lực của bản thân. Hơn thế, sự hời hợt của bố mẹ còn khiến trẻ dần không còn nhiệt tình nêu ra vấn đề nữa và cũng dần mất đi lòng hiếu kỳ và sự ham học hỏi. Trẻ thường rất tin vào lời của bố mẹ cho nên nếu cha mẹ cho chúng những đáp án sai lệch hay giải thích lưng chừng khiến trẻ sẽ nghĩ rằng đó là chân lý và ghi nhớ.
Áp đặt
Người lớn chúng ta thường có một thói quen đó là luôn đưa ra quan điểm của mình để áp đặt lên những chuyện của con cái. Mọi chuyện dù là của con thì con không được quyền quyết định, chuyện gì cũng cha mẹ sắp đặt cho, dù muốn hay không con cũng phải làm theo. Co chơi đồ chơi gì, thích mặc gì, thích đi xe đạp cho bé giá rẻ loại nào, yêu ai…cũng đều phải nghe theo lời cha mẹ. Nhiều lúc trẻ rất mệt mỏi, thấy rất áp lực trước những lựa chọn cho tương lại của mình. Vậy nhưng cha mẹ có bao giờ đồng thuận hay chấp nhận sự lựa chọn đó của con? Như vậy thì làm sao con có thể tin tưởng để chia sẻ những vấn đề của con với cha mẹ được đây?